Tin tức - thông báo

QUY CHẾ

Công tác sinh viên hệ chính quy

Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

(Kèm theo Quyết định số: 1083/QĐ-ĐNT ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về công tác sinh viên hệ chính quy, bao gồm: Nhiệm vụ và quyền của sinh viên; khen thưởng và kỷ luật sinh viên; nội dung công tác sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên và tổ chức thực hiện.

2. Quy chế này áp dụng đối với Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Sinh viên

1. Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong Trường, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường.

Điều 3. Công tác sinh viên

1. Công tác sinh viên là một trong những công tác trọng tâm của Nhà trường, bao gồm tổng thể các hoạt động giáo dục, tuyên truyền; quản lý; hỗ trợ và dịch vụ đối với sinh viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục đại học.

2. Công tác sinh viên phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.

3. Công tác sinh viên phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong các vấn đề có liên quan đến sinh viên.

4. Công tác sinh viên phải góp phần xây dựng, nâng cao văn hóa chất lượng giáo dục, cụ thể hóa các nội dung của triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Nhà trường.

 

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA SINH VIÊN

Điều 4. Nhiệm vụ của sinh viên

1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Nhà trường với mục tiêu cao nhất là lập thân, lập nghiệp; chủ động trong học tập, và tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học.  

2. Rèn luyện thể chất, tham gia hoạt động thể dục thể thao, và không ngừng phát triển bản thân; tham gia hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường.

3. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

4. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, chuyên viên và nhân viên của Nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học; ăn mặc lịch sự, phù hợp với môi trường học đường; có thái độ ứng xử lịch sự, hòa đồng, không nói tục, cãi nhau, đánh nhau, gây mất trật tự trong trường.

5. Giữ gìn và bảo vệ tài sản, hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của sinh viên và của Nhà trường.

6. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khoá và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường.

7. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của Nhà trường, và các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của Nhà trường.

8. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng Nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giảng viên, chuyên viên và nhân viên trong trường.

9. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của Nhà trường.

Điều 5. Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a. Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b. Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;

c. Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d. Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;

e. Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường;

f. Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Nhà trường (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt).

g. Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.

5. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng Nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

6. Sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.

Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ, chuyên viên, nhân viên Nhà trường và sinh viên khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

3. Hút thuốc, sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, gây nghiện trong Trường.

4. Ăn mặc, phản cảm, không phù hợp với môi trường giáo dục.

5. Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của Trường, tổ chức; xúc phạm danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Internet.

6. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

 

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN

Điều 7. Nội dung, hình thức khen thưởng

1. Khen thưởng đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên đạt thành tích xứng đáng để biểu dương, khen thưởng theo đề xuất của Phòng CT-CTSV. Cụ thể:

a. Đoạt giải trong các cuộc thi học thuật từ cấp thành phố trở lên; cuộc thi Olympic các môn học, thi nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao.

b. Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao.

c. Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dũng cảm cứu người bị nạn, chống tiêu cực, tham nhũng.

d. Các thành tích đặc biệt khác.

       Nội dung, hình thức và mức khen thưởng thường xuyên do Hiệu trường Nhà trường quy định.

2. Thi đua, khen thưởng toàn diện, định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên được tiến hành vào cuối năm học, khoá học. Cụ thể:

a. Đối với cá nhân:

- Danh hiệu cá nhân gồm 2 loại: Giỏi, Xuất sắc.

- Tiêu chuẩn xếp loại:

+ Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi: xếp loại học tập giỏi trở lên và xếp loại rèn luyện tốt trở lên (Điểm trung bình rèn luyện năm học từ 80 đến dưới 90);

+ Đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc: xếp loại học tập xuất sắc và rèn luyện xuất sắc (Điểm trung bình rèn luyện năm học từ 90 đến 100).

- Danh hiệu cá nhân được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên.

- Không xét khen thưởng đối với sinh viên đang bị kỷ luật hoặc bị rớt bất kỳ học phần nào trong năm học đó.

b. Đối với tập thể lớp sinh viên:

- Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm 2 loại: Lớp sinh viên Giỏi và Lớp sinh viên Xuất sắc.

- Đạt danh hiệu Lớp sinh viên Giỏi nếu đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Có từ 25% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi trở lên.

+ Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc.

+ Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém hoặc bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

+ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong Nhà trường.

- Đạt danh hiệu Lớp sinh viên Xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Lớp sinh viên Tiên tiến và thêm các tiêu chuẩn sau:

+ Có từ 7% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc.

+ Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém hoặc bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

+ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong Nhà trường.

Điều 8. Trình tự, thủ tục xét khen thưởng

1. Vào đầu năm học, Nhà trường tổ chức cho sinh viên, các lớp sinh viên đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể lớp sinh viên.

2. Thủ tục xét khen thưởng:

a. Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh viên, vào đầu tháng 9 hàng năm, các lớp sinh viên tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích cá nhân và tập thể lớp, có xác nhận của giảng viên cố vấn, đề nghị khoa xem xét.

b. Khoa tổ chức họp, xét và đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của Nhà trường xét duyệt.

c. Căn cứ vào đề nghị của các khoa, Phòng CT-CTSV tổng hợp trình Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của Nhà trường tổ chức xét và đề nghị Hiệu trưởng Nhà trường công nhận danh hiệu đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên.

Điều 9. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm

1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể bị nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a. Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ, sinh viên bị nhắc nhở 3 lần trong 1 học kỳ.

b. Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng.

c. Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị Tòa án xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d. Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến Nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, Nhà trường phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định phụ lục kèm theo Quy chế này.

Điều 10. Trình tự, thủ tục và hồ sơ kỷ luật

1. Thủ tục xét kỷ luật:

a. Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được.

b. Giảng viên cố vấn chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên khoa. Khoa xem xét, chuyển hồ sơ về Phòng CT-CTSV.

c. Phòng CT-CTSV xem xét, đề nghị lên Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp trường.

d. Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp trường tổ chức họp để xét kỷ luật. Thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, Giảng viên cố vấn, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

e. Hội đồng kiến nghị hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

2. Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên:

a. Bản tự kiểm điểm (trong trường hợp sinh viên có khuyết điểm không chấp hành việc làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được).

b. Biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm sinh viên có hành vi vi phạm.

c. Ý kiến của khoa chủ quản sinh viên có hành vi vi phạm.

d. Các tài liệu có liên quan.

Điều 11. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

1. Đối với sinh viên bị kỷ luật khiển trách: sau 3 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

2. Đối với sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo: sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

3. Đối với trường hợp đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã chấp hành xong hình phạt tù cho hưởng án treo để Nhà trường xem xét, tiếp nhận vào học tiếp nếu đủ điều kiện.

4. Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian sinh viên bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm hết thời hạn bị kỷ luật theo quy định.

Điều 12. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên

1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên:

a. Chủ tịch Hội đồng: Là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền.

b. Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng Phòng CT-CTSV.

c. Các ủy viên: Đại diện lãnh đạo các khoa, các đơn vị có liên quan, đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cấp trường.

Hội đồng có thể mời giảng viên cố vấn, đại diện lớp sinh viên (Lớp trưởng hoặc Bí thư chi đoàn). Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được biểu quyết.

2. Hiệu trưởng Nhà trường ra quyết định thành lập và quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên.

Điều 13. Quyền khiếu nại về khen thưởng, kỷ luật

Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên khoa, Phòng CT-CTSV hoặc Hiệu trưởng Nhà trường; nếu Nhà trường đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương IV

NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

Điều 14. Tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền

1. Giáo dục tư tưởng chính trị

a. Giáo dục, tuyên truyền để sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, hình thành bản lĩnh chính trị, yêu tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cảnh giác và biết phê phán những luận điểm xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.

b. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động rèn luyện của sinh viên. Tạo môi trường để sinh viên rèn luyện phấn đấu, được xét kết nạp vào Đảng.

2. Giáo dục đạo đức, lối sống

a. Giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên những giá trị, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và đạo đức nghề nghiệp; biết phê phán những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

b. Định hướng, giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân sinh viên đối với tập thể và cộng đồng.

c. Giáo dục các tính cách chính trực, hợp tác trách nhiệm gắn liền với triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của Nhà trường.

3. Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật.

a. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

b. Nội dung giáo dục pháp luật đối với sinh viên tập trung vào các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện; pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các luật khác có liên quan.

4. Giáo dục kỹ năng: Kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm, kỹ năng trở thành công dân toàn cầu.

5. Giáo dục thể chất

a. Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thể chất cho các thế hệ sinh viên trường.

b. Giáo dục, hướng dẫn sinh viên về kỹ thuật, phương pháp luyện tập và tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên về ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh hoạt điều độ, không lạm dụng rượu, bia, sử dụng chất kích thích, gây nghiện; kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, tai nạn thương tích.

d. Tổ chức và triển khai hoạt động của bộ phận y tế trong Nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Giáo dục thẩm mỹ

a. Giáo dục kiến thức, kỹ năng để sinh viên biết yêu và cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống xã hội và trong nghệ thuật.

b. Hình thành năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn; hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng chuyển tải cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử. Có thái độ phê phán cái xấu, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, hình dáng, trang phục, ngôn từ, cách ứng xử, phát ngôn trên mạng xã hội và trong thực tế.

Điều 15. Công tác quản lý sinh viên

1. Công tác hành chính

a. Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, sắp xếp, bố trí sinh viên vào các lớp; chỉ định ban cán sự lớp, làm thẻ sinh viên.

b. Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.

2. Công tác khen thưởng và kỷ luật

a. Theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; Tổ chức đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

c. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên.

d. Tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm theo quy định.

3. Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú

       Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác sinh viên nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với tình hình thực tế của Trường.

4. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học

a. Ban hành nội quy, quy định, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên. Phối hợp với công an địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học.

b. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường học và các vụ việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài cơ sở giáo dục đại học.

5. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên

       Tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định.

Điều 16. Hỗ trợ và dịch vụ sinh viên

1. Tư vấn học tập

Tư vấn, hỗ trợ sinh viên xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với mục tiêu và năng lực; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ thuật phát triển bản thân) nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.

2. Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm

Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe

a. Tư vấn, hỗ trợ sinh viên khi gặp phải các vấn đề về tâm lý - xã hội; phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can thiệp cần thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.

b. Tổ chức khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên; tư vấn, tổ chức cho sinh viên thực hiện Luật bảo hiểm y tế; sơ, cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho sinh viên.

4. Hỗ trợ tài chính

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

5. Hỗ trợ đặc biệt

Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên khuyết tật, sinh viên diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Tổ chức, quản lý các dịch vụ sinh viên

Tổ chức dịch vụ cho sinh viên như: internet, điện thoại, nhà ăn, căn tin, trông giữ xe, sân chơi, bãi tập, thiết chế văn hóa.

 

Chương V

HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

Điều 17. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên của trường gồm: Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng uỷ quyền), các đơn vị phụ trách công tác sinh viên, các đơn vị đào tạo, giảng viên cố vấn và lớp sinh viên.

Căn cứ Điều lệ trường đại học, Hiệu trưởng quy định hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên phù hợp, bảo đảm thực hiện tốt các nội dung công tác sinh viên.

Điều 18. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác sinh viên. Bố trí các nguồn lực nhằm bảo đảm thực hiện tốt các nội dung của công tác sinh viên.

2. Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành và địa phương trong công tác sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện đầy đủ quyền và nhiệm vụ của mình.

3. Chỉ đạo tổ chức “Tuần Sinh hoạt công dân - sinh viên” phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; định kỳ, tổ chức đối thoại với sinh viên để cung cấp thông tin cần thiết cho sinh viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc, nhu cầu chính đáng của sinh viên.

4. Đảm bảo các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác sinh viên; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

5. Quyết định sự tham gia của sinh viên mang tính chất đại diện cho Trường khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác.

Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc

Căn cứ theo Quy định hiện hành về tổ chức, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với công tác sinh viên. Trong đó, Phòng Chính trị – Công tác Sinh viên (Phòng CT-CTSV) là đơn vị chủ trì tham mưu, tổng hợp giúp Hiệu trưởng về công tác sinh viên của Nhà trường.

Điều 20. Trách nhiệm của chuyên viên phụ trách công tác sinh viên thuộc Phòng CT-CTSV

1. Tham mưu, tổng hợp giúp Trưởng Phòng CT-CTSV những việc liên quan đến công tác sinh viên của Nhà trường.

2. Thực hiện nhiệm vụ công tác sinh viên trong Trường theo sự phân công của Trưởng phòng Phòng CT-CTSV.

3. Phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên viên phụ trách công tác sinh viên thuộc khoa thực hiện nhiệm vụ công tác sinh viên theo kế hoạch năm học.

4. Phối hợp với cán bộ chuyên trách Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Trường tổ chức phong trào sinh viên.

5. Tiếp nhận, xử lý, lưu trữ các loại đơn từ, hồ sơ liên quan đến công tác sinh viên cấp trường.

6. Hướng dẫn sinh viên thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, Nhà trường quy định đối với sinh viên về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội và các chế độ khác.

7. Thực hiện nhiệm vụ Thư ký của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp trường.

Điều 21. Trách nhiệm của chuyên viên phụ trách công tác sinh viên thuộc khoa

1. Tham mưu, tổng hợp giúp trưởng khoa những việc liên quan đến công tác sinh viên của khoa.

2. Thực hiện nhiệm vụ công tác sinh viên thuộc khoa theo kế hoạch năm học.

3. Phối hợp với chuyên viên phụ trách công tác sinh viên thuộc Phòng CT-CTSV thực hiện nhiệm vụ công tác sinh viên theo kế hoạch năm học.

4. Tạo điều kiện cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên khoa tổ chức phong trào sinh viên của khoa.

5. Tiếp nhận, xử lý, lưu trữ các loại đơn từ, hồ sơ liên quan đến công tác sinh viên cấp khoa.

6. Phối hợp với giảng viên cố vấn nắm tình hình chung (các mặt học tập, rèn luyện, hoàn cảnh) của sinh viên thuộc khoa; tư vấn, giải quyết cho sinh viên những việc liên quan đến công tác sinh viên.

7. Thực hiện nhiệm vụ Thư ký của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp khoa.

Điều 22. Trách nhiệm của giảng viên cố vấn

Căn cứ theo Quy định hiện hành của Nhà trường về nhiệm vụ của giảng viên cố vấn, giảng viên cố vấn thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với công tác sinh viên.

Điều 23. Lớp sinh viên

1. Lớp sinh viên: bao gồm những sinh viên cùng ngành/chuyên ngành, cùng khóa học. Lớp sinh viên là tổ chức tương đối ổn định, là nơi để Nhà trường tổ chức, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

2. Lớp sinh viên có ban cán sự lớp gồm 01 lớp trưởng và có từ 01 đến 02 lớp phó (lớp có dưới 50 SV không bầu lớp phó, lớp có dưới 100 SV có 01 lớp phó, lớp có trên 100 SV có 02 lớp phó).

a. Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể sinh viên trong lớp bầu trong cuộc họp có sự tham dự của giảng viên cố vấn, danh sách được trưởng khoa phê duyệt trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ ban cán sự lớp sinh viên theo năm học.

b. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp sinh viên:

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, các đơn vị trực thuộc trường.

- Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp.

- Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện hay trong cuộc sống. Thay mặt sinh viên của lớp liên hệ với giảng viên cố vấn và các giảng viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên và Hiệu trưởng giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong lớp.

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Ban Chấp hành chi đoàn, Chi hội sinh viên trong hoạt động của lớp.

- Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với giảng viên cố vấn, ban chủ nhiệm khoa và đơn vị phụ trách công tác sinh viên.

3. Ban cán sự lớp nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cộng điểm rèn luyện và được nhận phụ cấp. Mức phụ cấp hàng năm do Nhà trường quy định.

Điều 24. Lớp học phần

1. Lớp học phần: bao gồm những sinh viên đăng ký (hoặc được bố trí) hoặc cùng học một học phần, có cùng thời khóa biểu của học phần trong học kỳ và được tổ chức theo thời gian học một học phần. Lớp học phần là nơi để Nhà trường theo dõi, quản lý về học tập và ý thức kỷ luật của sinh viên trong giờ học.

2. Đối với lớp học phần nếu cần thiết có đại diện lớp thì đại diện lớp sẽ do giảng viên đứng lớp chỉ định. Đại diện lớp học phần có trách nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy định, quy chế của sinh viên trong lớp học phần với đơn vị phụ trách công tác sinh viên.

3. Đại diện lớp học phần nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cộng điểm rèn luyện.

 

Chương VI

HỌC BỔNG

Điều 25. Các loại học bổng

1. Học bổng khuyến khích học tập HUFLIT

Được xem xét theo quy định và phù hợp với chỉ tiêu hằng năm. Học bổng được cấp cho những sinh viên đạt thành tích: Đối với Tân sinh viên là thủ khoa trường, thủ khoa ngành; học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố trở lên hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; Đối với sinh viên tốt nghiệp đạt từ loại Giỏi trở lên; Đối với sinh viên đang học có Học bổng sinh viên HUFLIT tài năng và Học bổng sinh viên HUFLIT nỗ lực.

2. Học bổng chính sách HUFLIT

Được xem xét cấp cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt; con hoặc anh/chị/em ruột của cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân viên cơ hữu của trường; có anh chị em ruột đang cùng học tại trường;

3. Học bổng tài trợ

a. Học bổng tài trợ cho sinh viên do các tổ chức và cá nhân trao theo những điều kiện riêng.

b. Học bổng tài trợ do Phòng CT-CTSV hoặc các đơn vị liên quan tiếp nhận thông tin (khi có), triển khai đến toàn thể sinh viên và tổ chức xét trao theo những điều kiện do các tổ chức và cá nhân tài trợ yêu cầu.

Điều 26. Tiêu chuẩn xét học bổng, mức học bổng

1. Tiêu chuẩn chung

a. Tất cả sinh viên đại học chính quy còn trong thời gian đào tạo theo kế hoạch của khóa học; thời gian tạm dừng, kéo dài (trừ SV du học, SV học chuyển tiếp mà kéo dài thời gian) và thời gian học lấy bằng thứ hai không được xét cấp học bổng.

b. Sinh viên đang bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên tại thời điểm xét học bổng sẽ không được xét cấp học bổng.

2. Tiêu chuẩn đối với học bổng khuyến khích học tập HUFLIT

Ngoài những tiêu chuẩn chung, sinh viên được xét học bổng khuyến khích học tập phải đảm bảo một trong các tiêu chuẩn sau:

c. Đạt thành tích thủ khoa trường và thủ khoa ngành trong kỳ tuyển sinh vào Trường hàng năm (theo danh sách thống kê của Phòng Đào tạo Đại học);

d. Tốt nghiệp đạt loại Giỏi trở lên hàng năm (theo danh sách thống kê của Phòng Đào tạo Đại học).

e. Đạt danh hiệu Sinh viên Giỏi, Xuất sắc và không bị nợ môn trong năm học liền kề trước thời điểm xét.

f. Là cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, không bị rớt học phần nào trong năm học liền kề trước thời điểm xét và có điểm trung bình chung học tập gần nhất tính đến thời điểm xét từ loại khá trở lên, điểm rèn luyện gần nhất tính đến thời điểm xét từ tốt trở lên (đối tượng này do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam cấp trường tham mưu, đề xuất hàng năm và không vượt quá 10% tổng số cán bộ Đoàn – Hội các cấp);

g. Đạt giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích trong các kỳ thi học thuật từ cấp thành trở lên.

3. Tiêu chuẩn đối với học bổng chính sách HUFLIT

Ngoài những tiêu chuẩn chung, sinh viên được xét học bổng chính sách của Trường phải đảm bảo một trong các tiêu chuẩn sau:

a. Bị khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo

b. Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc là con thương binh liệt sĩ.

c. Gia đình thuộc hộ nghèo/ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được địa phương xác nhận (đối tượng này do Khoa đề xuất).

d. Là con ruột hoặc con nuôi có giấy tờ hợp pháp hoặc anh/chị/em ruột của cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân viên cơ hữu của Trường.

e. Có anh chị em ruột đang cùng học tại Trường.

4. Mức và số lượng học bổng

Mức và số lượng học bổng cho từng loại học bổng, từng đối tượng cụ thể sẽ do Hiệu trưởng quyết định tùy điều kiện, tình hình mỗi năm học trên cơ sở tham khảo, đối chiếu với năm học liền kề trước đó hoặc theo thông báo, quy định hiện hành của Nhà trường.

 

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Công tác triển khai thực hiện và phối hợp

1. Các đơn vị theo chức năng và nhiệm vụ được giao thực hiện các nội dung của Quy chế này.

2. Các đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau và cùng các đoàn thể trong Nhà trường, gia đình sinh viên và các cơ quan có liên quan trên địa bàn để thực hiện tốt công tác sinh viên.

Điều 28. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc trường, hội đồng

1. Kết thúc năm học, Trường tổ chức tổng kết, đánh giá công tác sinh viên, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở báo cáo của các đơn vị có liên quan đến công tác sinh viên trong Trường.

2. Các đơn vị kịp thời báo cáo về Phòng CT-CTSV những vụ việc xảy ra có liên quan đến sinh viên để Phòng báo cáo Hiệu trưởng và gửi báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có liên quan.

Điều 29. Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

1. Phòng Khảo thí – Bảo đảm chất lượng giáo dục và Phòng Thanh tra – Pháp chế thuộc Trường theo thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác sinh viên.

2. Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác sinh viên được xét khen thưởng theo quy định.

3. Các cá nhân vi phạm quy chế công tác sinh viên tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT SINH VIÊN

(Kèm theo Quyết định số: 1083/QĐ-ĐNT ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh)

 TT

Nội dung vi phạm

Số lần vi phạm và

hình thức xử lý

(Số lần tính trong cả khóa học)

Ghi chú

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ có thời hạn

Buộc thôi học

 

1

2

3

4

5

6

7

1.

Đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép

 

 

 

 

Bị trừ từ  1-10 điểm rèn luyện tại Điều 4. Đánh giá về ý thức tham gia học tập theo đề nghị của giảng viên (nếu có)

2.

Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học

 

 

 

 

Bị trừ từ  1-10 điểm rèn luyện tại Điều 4. Đánh giá về ý thức tham gia học tập theo đề nghị của giảng viên (nếu có)

3.

Vô lễ với thầy, cô giáo và CBVC nhà trường

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

4.

Học thay hoặc nhờ người khác học thay

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

5.

Thi, kiểm tra thay, hoặc nhờ thi, kiểm tra thay; làm thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp

 

 

Lần 1

Lần 2

 

6.

Tổ chức học, thi, kiểm tra thay; tổ chức làm thay tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp

 

 

 

Lần 1

Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

7.

Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm thay, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng và các hình thức gian lận khác trong học tập, thi, kiểm tra

 

 

 

 

Xử lý theo quy chế đào tạo

8.

Cố tình chậm nộp hoặc không nộp học phí, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi học

9.

Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường

 

 

 

 

Tùy mức độ xử

lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại

10.

Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

11.

Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định

 

 

 

 

Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh

12.

Đánh bạc dưới mọi hình thức

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Tùy mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật

13.

Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy

định của pháp

luật

14.

Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy

 

 

 

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp

luật

15.

Sử dụng ma túy

 

 

 

 

Xử lý theo quy định về xử lý sinh viên liên quan đến ma túy.

16.

Chứa chấp, môi giới mại dâm

 

 

 

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp

luật

17.

Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có

 

 

 

 

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

18.

Chứa chấp, buôn bán vũ khí, chất nổ và hàng cấm theo quy định của Nhà nước.

 

 

 

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp

luật

19.

Đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học

20.

Đánh nhau, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau

 

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

21.

Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền

đơn, áp phích trái pháp

luật

 

 

Lần 1

Lần 2

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

22.

Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện

trái quy định của pháp

luật

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

23.

Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng

Intenet.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

24.

Có hành động quấy rối, dâm ô, xâm phạm nhân phẩm, đời tư của người khác

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

25.

Vi phạm các quy định về an toàn giao thông

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

26.

Các vi phạm khác

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, nhà trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, trừ điểm rèn luyện hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

 

 

Sinh viên xem chi tiết Quy chế TẠI ĐÂY